Slider Evolution » Help File

Quy trình kỹ thuật

Quy trình kỹ thuật nuôi dông

1. Giống và đặc điểm giống
Dông là tiếng địa phương gọi là con kỳ nhông, có nơi như vùng Nghệ - Tĩnh gọi là nhông. Dông có nhiều giống, dông vùng đất cát gọi là dông cát.
            Tên Latin: Lepiolepis bellina.
            Họ: dông Agamindae
            Bộ: có vảy Squamata.
            Nhóm: Bò sát


2. Khái quát thành phần loài và đặc điểm hình thái, sinh học con dông
2.1 Thành phần loài
Theo tài liệu của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường (Herpetofauna of Vietnam, 2009), ở Việt Nam hiện ghi nhận 4 loài dông cát gồm:
1. Dông cát be-li Leiolepis belliana, phân bố dọc theo ven biển từ Thanh Hoá đến Cà Mau.
2.      Dông cát pi-tơ Leiolepis guentherpetersi, phân bố ở vùng ven biển từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi.
3.      Dông cát gút-ta Leiolepis guttata, phân bố ở vùng ven biển từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận.
4.      Dông cát ri-vơ Leiolepis reevesii, phân bố ở vùng ven biển từ Thanh Hoá đến Kiên Giang.
Ngoài ra, loài Dông cát thứ 5 phát hiện ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam và vừa được công bố là loài mới cho khoa học (năm 2010) có tên là Dông cát Ngô Văn Trí Leiolepis ngovantri
Con dông cát ở Bình Thuận, theo Darevsky và Kupriyanova (1993) và theo nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng thì đó là loài Leiolepis guttata đây là loài lưỡng tính, lưỡng bội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các loài dông cát phân bố gần như liên tục dọc theo bờ biển nước ta.
2.2 Đặc điểm hình thái và sinh học
a/. Đặc điểm hình thái
            Dông đực có thân hình dẹp theo hướng lưng-bụng, không có mào lưng và đuôi dày lên ở gốc, đôi khi dẹp theo hướng bụng. Mỗi bàn chân có 5 ngón, ngón chân dài và có móng nhọn.
            Lỗ mũi mở trực tiếp ra ngoài và hướng phía sau, trước và trên lỗ mũi có những vảy gối lên nhau. Các vảy trên ổ mắt là những vảy chấm rất nhỏ. Màng nhĩ rộng và cạn đường kính của nó bằng chiều dài của mắt. Vảy bụng lớn gấp hai lần vảy lưng.
            Màu sắc: mặt lưng từ đầu đến đuôi màu phân ngựa, có hai sọc màu xám chạy dài từ sau tai đến góc đùi. Phần thân có các chấm ô van màu phân ngựa, viền ngoài màu đen xếp xen kẽ hình mạng lưới. Mặt bụng màu trắng đục. Dãy bên sườn màu đen có các vệt trắng đục. Vào mùa sinh sản ở các phần trên cơ thể như góc đùi, sau hai hố mắt… xuất hiện những vệt màu hồng.
            Đối với dông cái, các đặc trưng đầu thân, mõm, mắt giống như con dông đực. Về màu sắc có các chấm ô van nhỏ trên lưng xếp liên tục nhạt màu và mờ hơn so với con đực, có hai sọc màu xám chạy từ sau tai đến góc đùi. Dãy bên hông màu đen có các vệt trắng đục. Vào mùa sinh sản các vết màu hồng trên thân không thấy xuất hiện. Đối với con dông non các đặc điểm đặc trưng giống với các cá thể trưởng thành, thân màu xám đen, mặt lưng có chấm nhỏ màu vàng nhạt hình ô van, dưới màu đỏ gạch.
 
b/. Đặc tính sinh học
            Con dông thích ứng ở những nơi khô hạn, nhưng cần đủ ấm để trú trong mùa khô, rất sợ ngập nước và các vùng ẩm ướt. Trong tự nhiên vào màu khô Dông xuống rất sâu, cách mặt đất từ 1-1,5m; nhưng vào mùa mưa dông lên cạn nằm trong các hang ngách cách mặt đất từ 0,5-0,7m (khi ta đào bắt Dông mới chạy mới chạy sâu xuống hang chính và tiếp tục moi đất thêm), trời mưa lớn hoặc vào ban đêm ở tháng mưa, Dông thường lên nằm trên mặt hang và lấp đất lại (đùn). Dông thường đào hang chính theo chiều thẳng đứng chếch một góc với mặt đất 25-300 (trừ trường hợp đụng phải rễ, gốc cây thì thay đổi hướng đào) và hang ngách thì góc đào hẹp lại 40-450. Chúng leo trèo rất giỏi có thể nhảy từ cây này sang cây khác cách nhau từ 1-2m và chúng có thể săn bắt, ăn sống đồng loại khi thiếu thức ăn.
- Sinh sản: Theo các nhà nghiên cứu hầu hết dông cát đều đẻ trứng. Tuy nhiên các nhà động vật cũng đã phát hiện loài dông cát L.Guentherepetersi vùng Thừa Thiên Huế có thể là loài trinh sản (chỉ toàn cá thể cái chúng tự sinh sản), nhà động vật học phát hiện khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu có 1 loài dông cát trinh sản (Leiolepsis ngovantri)
            Dông nuôi 7 tháng  đến 1 năm  tuổi thì đến tuổi động dục có thể sinh sản
            Mùa sinh sản kéo dài thừ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm.
Trước khi dông đẻ tìm đào hang sâu 0,5 – 0,7 m; rồi đẻ xuống lấp đất lại Một con dông mẹ mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ từ 1- 8 trứng tùy thuộc vào kích thước con cái. Trứng dông hình bầu dục dài 22-24 mm, rộng 11-13mm, 45 ngày sau trứng nở ra dông con, Dông con mới nở thân hình màu trắng đục, sống quanh quẩn dưới hang trong một vài ngày đầu. Khi bộ chân đã cứng cáp, chúng theo dông mẹ chui ra khỏi hang và tập nhấp nháp thức ăn. Dông 1 tháng tuổi có thể xuất chuồng bán giống. Đến 1 năm tuổi thì cân nặng 0,1 kg/con; năm thứ 2 tăng trọng mạnh hơn 0,15 kg/con (dông đực có con nặng đến 0,4 kg), năm thứ 3 thì dông mái hầu như không tăng trưởng nữa mà có con cá biệt chỉ đến 0,3 kg/con và Dông đực tăng trưởng đều đến đỉnh điểm 0,5- 0,6 kg/con đấy là thời điểm sung mãn nhất cả mái lẫn đực cho ra giống đạt hiệu quả nhất, năm thứ 4 hầu như không tăng trưởng nữa, Dông mái đến tuổi thành thục sinh sản và Dông đực đến tuổi thành thục sinh lý, chúng ta nên sử dụng giống hai năm nữa và loại thải.
2.3. Chu kỳ sinh trưởng con dông
            Lột xác tăng trưởng: Hiện tượng lột xác là hoạt động sinh lí bình thường, là hình thức tăng trưởng của loài bò sát. Thời gian lột xác cuối mùa khô, đầu mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 6. Mỗi chu kỳ lột xác từ 30-45 ngày thời gian lột xác khoảng 5-7 lần, đây là lúc dông tăng trọng về cơ thể. Thời kỳ ngủ đông dông không lột xác. Tần số lột xác ở dông cát trung bình:
            Con cái: 7,83 lần/mùa hoạt động
            Con đực: 8,15 lần/mùa hoạt động
a/. Thời kỳ chuẩn bị lột xác (3-6 ngày): lúc này da chúng ở 2 bên sườn, ở các chấm ô van trên lưng và ở cổ có màu vàng cam.Mặt trên của các chi cũng sẽ chuyển sang màu vàng đậm. Phần da màu trắng xám dưới bụng, dưới chi và đuôi sẽ chuyển màu xám tối.
Dông uể oải, ít ăn, ít hoạt động (mỗi ngày nó chỉ ra ngoài 1-2 giờ). Nó nằm lì trong hang. Cũng lúc này dông có mùi hôi đặc biệt. Mùi đó giống với mùi động vật bắt đầu thối rửa.
b/.  Thời kỳ lột xác chính thức: (7-10 ngày)
Lúc này dông sẽ bỏ lớp da cũ để thay bằng một lớp mới. Dông sẽ chui ra khỏi hang tìm nơi thuận lợi để lột xác. Nó tìm thấy gốc cây, mõm đá, bờ tường, nền đất cứng…chà mạnh đầu, cổ. Lưng và vùng bụng vào đó để da bong ra từng mảng tại chỗ nó cà. Sau đó phần da ở nách, các ngón chân cũng dần dần bong ra. Thứ tự sẽ lột là:
Lột phần đầu
Lột xác phần thân
Lột xác nốt phần thân và phần đuôi.
c/. Thời kỳ sau lột xác: (20-31 ngày)
Thời gian này được tính từ lúc hoàn thành lột xác trước đến lần lột xác tiếp theo. Sau khi lột da xong, da của nó bóng đen, các hoa văn ở cổ, đầu, lưng và hai bên sườn đều có màu vàng cam. Điều này quan sát thấy rõ ở con đực. Phần da dưới bụng của chúng sẽ chuyển sang màu sáng trắng. Dông đi kiếm ăn ngay, nó ăn khỏe và hoạt động sôi nổi.
Tóm lại có thể thấy tòan bộ chu kỳ lột xác của dông cát kéo dài từ 30-45 ngày. Nó thường lột xác vào khoảng tháng 4 đến tháng 11. Lúc đó nhiệt độ thường là 28-33oC và độ ẩm không khí từ 80-85%. Dông sẽ lột xác7-8 lần/năm. Vào thời điểm ngủ đông dông cát không lột xác. 
- Hoạt động bắt mồi: Dông dùng chân để đào bới đất cát để tìm mồi: hạt cỏ, kiến, mối…hoặc quan sát xung quanh, nhanh nhẹn tấn công con mồi và dùng lưỡi nuốt.
- Phơi nắng: Dông có tập tính hấp thu nhiệt của mặt trời vào khoảng thời gian từ 9h – 10h30 phút hoặc từ 14h – 15h đây là lúc dông cát nằm yên phơi nắng.
- Lấp hang: là đặc tính dông cát thường bắt gặp trong mùa mưa. Khoảng 14h-16h dông cát từ bên dưới hang đẩy lên lấp kín cửa hang. Độ dày lớp cát này khoảng 3-4 cm. Tập tính lấp hang giúp dông cát tránh được kẻ thù, đặc biệt là các loài rắn chui vào hang tấn công vào ban đêm.
3. Mô tả sơ bộ về kỹ thuật nuôi
3.1. Điều kiện đất đai
Dông làm hang ở nơi khô cao ráo nên chọn khu vực cao thoáng, dễ đào hang và thoát nước như: đất thịt nhẹ, đất cát pha.
Hang dông sâu khoảng 30 cm, mỗi hang có thể nuôi được 15 con, trung bình 4 hang/m2. Ðể dông thích nghi nhanh, mỗi buổi sáng phải xịt nước vào chuồng làm mưa, tạo độ ẩm và tập cho dông lên ăn khi trời mưa. Nhưng cần lưu ý không để chuồng bị ngập úng.
3.2. Cách làm chuồng trại
3.2.1. Xây dựng chuồng nuôi dông thương phẩm
Để xây dựng mô hình nuôi dông đơn giản, hiệu quả nên sử dụng tôn phibrô xi măng để làm vách chuồng. Cách thực hiện như sau:
            - Dựa vào đặc tính sinh học con dông sử dụng cụ cuốc, xẻng đào xâu xuống đất khoảng 0,5m sau đó dựng các tấm tôn theo chiều thẳng đứng, sau đó lấp cát lại (nhằm mục đích không để dông đào thoát ra ngoài).           
- Các tấm tôn phi bô xi măng khác cũng được làm tương tự.
- Các tấm tôn được ghép với nhau bằng cách để sát nhau sau đó dùng rivê bắt chặt chúng lại với nhau.
- Trong chuồng nuôi cần trồng thêm một số cây để tạo bóng mát cho dông sinh trưởng và phát triển. Cây trồng phải cách tường ít nhất 1m để tránh Dông nhảy ra ngoài.
- Ở những nơi đất thịt nên đổ thêm đất cát để tránh độ ẩm cao và tạo  điều kiện thuận lợi cho Dông làm hang (cát càng dày càng tốt).
            - Chuồng nuôi phải cách xa khu dân cư, tránh sự rượt bắt của mèo và chuột cống.
   
                                    Hình 1: Chuồng nuôi dông thương phẩm trên cát
3.2.2. Nguồn giống
Chọn những con giống khỏe mạnh, không bị xây sát, dị tật (tỉ lệ đực 30% so với cái) với số lượng dông ban đầu là 100kg giống.
            Kích cỡ Dông giống: từ 15 – 20 con/kg
Hiện nay theo kinh nghiệm của nhiều người dân nuôi tại Bình Thuận thì thả trung bình 2 con/m2. Các trường hợp thâm canh có thể tăng mật độ cao hơn nhiều, nhưng phải đảm bảo tăng không gian trú ẩn cho dông.

 Trở về |  In trang này

Các tin cùng chuyên mục
Quy trình sản xuất khoai tây thương phẩm giống TK96.1 (19/04/2018)
Kỹ thuật trồng cây chôm chôm (19/04/2018)
Quy trình kỹ thuật chăn nuôi Gà thả vườn (19/04/2018)
Kỹ thuật nuôi cá chẽm thương phẩm (19/04/2018)
Quy trình kỹ thuật trồng rau mầm (19/04/2018)

LEFT MENU
ZenTabs Demo | ZENVERSE

TIN TỔNG HỢP

Simple News Ticker
Tỉnh BR-VT: Tiếp và làm việc với Đoàn chuyên gia của Pháp về Khu Hải dương học
Chiều ngày 11/4, UBND tỉnh BR-VT đã tổ chức buổi tiếp và làm việc với Đoàn chuyên gia Hải dương học Pháp do ông Michel Morvan – Chủ tịch Viện biển Pháp Bretagne Occidentale l&agrav...
Kết quả lựa chọn nhà thầu
Kết quả lựa chọn nhà thầu
Kết quả điểm kiểm tra sát hạch viên chức của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ năm 2018
Kết quả điểm kiểm tra
Chung kết, trao giải cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh BR-VT năm 2017
Ngày 05/01, tại khách sạn Malibu (Tp. Vũng Tàu) đã diễn ra buổi chung kết, trao giải cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh BR-VT năm 2017. Tham dự chương trình chung kết, trao giải có ông Nguyễn T...
Lễ tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi Ý tưởng khoa học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ II năm 2016-2017
Sáng ngày 10/01/2018, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức “Lễ tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi Ý tưởng khoa học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ II năm 2016-2...
Về việc quy định vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học và công nghệ trực thuộc Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Quyết định

TIN ẢNH

Infinite Carousel Demo

LIÊN KẾT

© Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Địa chỉ: 202 Bạch Đằng, P.Phước Trung - Thành Phố Bà Rịa - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điện thoại: (025443)510573          FAX:(02543)510573
Người chịu trách nhiệm chính: Ông. Phạm Ngọc Vụ
.