Quy trình sản xuất khoai tây thương phẩm giống TK96.1
TK96.1 là giống khoai tây có chất lượng cao phù hợp cho chế biến công nghiệp, với khả năng sinh trưởng mạnh, thời gian sinh trưởng dài khoảng 100-105 ngày, tiềm năng năng suất cao 25-35 tấn/ha. Giống có khả năng kháng bệnh mốc sương khá, có thể sản xuất tốt trong điều kiện mùa mưa tại Đà Lạt.
1. Làm đất Chọn đất có cấu tượng nhẹ, tơi xốp. Dọn sạch cỏ, phay kỹ, sâu tối thiểu 25 cm. Làm luống đôi 130cm (cả rãnh, luống ruộng 110 cm), cao 10cm. Trong mùa khô, nên làm luống chìm (mặt luống thấp hơn rãnh) để giữ nước tốt hơn. Xẻ rạch cách nhau 50cm và cách đều hai mép luống, bón phân lót vào rãnh, đảo trộn đều với đất.
2. Bón phân Lượng phân bón tổng số tính cho 1 ha:
· 40m
3 phân chuồng
· 1000 kg vôi,
· 200 – 300 kg lân hữu cơ vi sinh (LVS),
· N: 180 kg N
· P2O5: 150 kg P
2O
5 · K2O: 220 kg K
2O
· 40 kg MgSO
4.
· 30 kg calcium hypoclorite
2.1 Bón lót khi làm đất: Rải toàn bộ lượng vôi, canxi hypochlorite phay đều. Sau đó chia luống, xẻ rạch bỏ toàn bộ lượng phân chuồng, LVS, MgSO
4, ¼ N, ¼ K
2O, đảo trộn đều, xong lấp đất, tưới đẫm, để 2 – 3 ngày sau mới trồng.
2.2 Bón thúc: ·
Lần 1: lúc 7-10 ngày sau khi cây mọc với 2/4 lượng N, 1/4 lượng K
2O, kết hợp xăm xới, làm cỏ và vun nhẹ;
·
Lần 2: lúc 35-35 ngày sau mọc với toàn bộ lượng phân đạm và kali còn lại, kết hợp làm cỏ, vun luống cao thêm 5-10cm. Chú ý vun đầy gốc cây, tránh để gốc cây trũng, hở củ.
· 2-3 ngày sau mỗi lần bón thúc phân đạm, phun bổ sung phân vi lượng có chứa Mg, Cu, Mn, Fe, Mo.
· Bổ sung thêm phân bón lá có hàm lượng kali cao ở giai đoạn 50-60ngày sau trồng
3.
Chọn giống và trồng:
Chọn củ giống sạch bệnh cỡ 30 - 40g/củ, mầm khoẻ, dài 1-1,5cm, tốt nhất là dùng củ G1 – G2 bảo quản trong điều kiện tán xạ. Trồng hai hàng so le với khoảng cách 50 x 38 – 40cm. Trồng sâu 6 - 7cm, lấp củ bằng đất tơi xốp. Sau khi trồng tưới đẫm nước, sau đó nếu không có mưa, cách 2 - 3ngày tưới một lần để cây mọc nhanh.
4.
Phòng trừ sâu bệnh:
4.1 Phòng trừ ruồi đục lá:
· Ap dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) như vệ sinh đồng ruộng, hạn chế ký chủ xung quanh ruộng, dùng bẫy vàng, cắt huỷ lá bị nhiễm nặng, phun thuốc trừ ruồi;
· Phun thuốc hoá học: Giai đoạn 30 ngày sau mọc, dùng luân phiên thay đổi Cyperin hoặc Polythrin, Supracide, Netoxin, Cantex; lượng thuốc phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
4.2 Phòng trừ mốc sương:
· Dùng Mancozeb hoặc Zineb phun định kỳ 7-10 ngày một lần. Nên thay đổi luân phiên với Curzate MS, Melody, Funguran, Aliette, Kasuran…… Trong điều kiện có mưa hoặc sương mù, phun Score hoặc Tilt Super cuối thời điểm ra hoa. Lượng thuốc phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
4.3 Phòng trừ héo rũ vi khuẩn:
· Luân canh : trồng lại khoai tây trên cùng ruộng sau ít nhất 2,5 - 3 năm. Luân canh với cà rốt ít nhất 3 vụ.
· Xử lý đất trồng bằng calcium hypochlorite 3kg /1000m
2; vãi đều, phay sâu khi làm đất, tứơi đẫm sau khi xúc luống, để 5 - 7 ngày sau mới trồng.
· Dùng củ giống sạch bệnh.
5.
Thu hoạch Khi 50% lá chuyển vàng là có thể thu hoạch. Cắt dọn thân lá 10cm trên mặt đất 7 - 10ngày trước khi thu, chọn ngày nắng ráo để thu, hạn chế làm sây xát củ trong lúc thu hoạch, vận chuyển. Dùng dụng cụ đựng thích hợp để tránh dập nát củ.
Theo iasvn.org.