Slider Evolution » Help File

Tư vấn dịch vụ kỹ thuật

Công nghệ stabiplage

Stabiplage

   Stabiplage tiếng Pháp có nghĩa là ổn định bờ. Do ông Jean Cornic, một nhà hàng hải người Pháp phát minh nhằm bảo vệ bờ biển, cửa sông, cảng biển. Công nghệ Stabiplage được ứng dụng đầu tiên vào năm 1986. Năm 1998, đăng ký bảo hộ tại Pháp. Trên cơ sở đó, Công ty Espace Pur ra đời và bắt đầu triển khai ứng dụng nhiều nơi trên thế giới như: Pháp, Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ, Síp, Tunisie...

   Cho đến nay, các phương pháp bảo vệ bờ biển thường ưu tiên làm “công trình cứng” dùng móng đá nhân tạo (cừ, kè, đập, đê...) Các “công trình cứng” tạo ra bề mặt phẳng rộng và có tính phản xạ mạnh (sóng đập vào). Hiện tượng này tạo sóng lừng hoặc nhồi lắc và ngăn chặn không cho cát biển đắp lên bờ. Mặt khác, năng lượng truyền bởi sóng lừng đi thẳng vào bề mặt công trình, phản xạ, cộng hưởng và phá huỷ công trình. Do đó kinh phí duy tu, bảo trì, sửa chữa rất lớn.

  Ngoài ra giải pháp công nghệ “cứng” thường gây ra các tác động bất lợi lên hệ sinh thái, hệ trầm tích, khung không gian, khai thác biển...Và kéo theo những hiệu ứng phụ như xói lở hạ lưu, tạo thành khu vực lắng đọng các cặn bã khác nhau, hoặc các hiện tượng hút, đẩy làm mất ổn định các công trình và nguy hiểm cho người tắm biển.Công nghệ Stabiplage khắc phục được những nhược điểm nêu trên . Hiện Công ty Espace Pur đã chuyển giao công nghệ này cho Sở KH&CN Vũng Tàu.

Lần đầu tiên Việt Nam ứng dụng công nghệ Stabiplage  cũng là nơi đầu tiên ở Châu Á áp dụng công nghệ mới này chống xói lở bờ biển. Công nghệ được áp dụng tại xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Stabiplage trở về với tự nhiên.

   Công nghệ Stabiplage được gọi là “công nghệ mềm” có thể khắc phục được những hạn chế của các giải pháp “công nghệ cứng”. Với mục tiêu khôi phục tự nhiên, công nghệ Stabiplage phù hợp với nguyên lý mô phỏng thiên nhiên, tái tạo bờ biển xói lở trở về hiện trạng ban đầu nên không gây hậu quả bất lợi cho môi trường.

   Công trình dạng con lươn vỏ bọc bằng vật liệu geo-composite đặc biệt độ bền cao (có thể tồn tại đến 500 năm). Phía dưới là các tấm phẳng làm bằng vật liệu đặc biệt chống lún và chống xói công trình. Bên trong các túi hình con lươn chứa đầy cát được lấy tại chỗ. Khi cần thiết, có hệ thống neo giữ không dịch chuyển.

   Về cơ bản có 3 kiểu công trình Stabiplage: Stabiplage đặt ngầm và song song với vạch bờ có công năng làm giảm năng lượng sóng lừng nguy hiểm. Tạo vùng năng lượng sóng nhỏ cho phép phù sa mịn lắng đọng. Thứ hai là Stabiplage đặt vuông góc với vạch bờ hạn chế dòng ven bờ, tăng cường bồi tụ phù sa mà dòng ven định mang đi, duy trì tại chỗ lượng phù sa theo cơ chế bồi tụ ở vùng sau công trình song song bờ. Và Stabiplage đặt sát chân cồn để bảo vệ trực tiếp các cồn cát.

   Theo đánh giá của TS. Bùi Quốc Nghĩa (Viện Khoa học và Công nghệ VN) và TS. Trương Thành Công (Giám đốc Sở KH&CN Bà Rịa - Vũng Tàu), công nghệ Stabiplage không chống lại thiên nhiên mà trợ giúp cho thiên nhiên và cho phép tái dựng lại và làm ổn định một cách tự nhiên các bãi biển và bờ sông một cách bền vững.

Mở ra triển vọng mới cho bờ biển.

   Cuối năm 2003, Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT) tiếp cận với công nghệ Stabiplage trực tiếp từ người phát minh và Công ty Espace Pur (Pháp) nơi sở hữu phát minh công nghệ này. Nhận thấy đây là công nghệ tiên tiến giải quyết vấn đề chống xói lở và xâm thực bờ biển, được Hôi đồng Khoa học tỉnh thông qua, Bộ KH&CN góp ý và UBND tỉnh phê duyệt, Sở tiếp nhận và bắt đầu triển khai thực hiện. Công trình thực hiện với chiều dài 800m tại xã Lộc An, đến thời điểm hiện nay công trình hoàn thành vừa hơn hai tháng và bước đầu cho kết  quả tốt.

Chúng tôi ghi nhận thực trạng bờ biển Lộc An trước đây được coi là vùng xói lở nặng của tỉnh. Nhiều  nơi bị xâm thực sâu hàng trăm mét tạo thành những cửa sông

Theo KHPT

 Trở về |  In trang này

Các tin cùng chuyên mục
Kết quả hoạt động Tư vấn – Dịch vụ kỹ thuật của Trung tâm Ứng Dụng tiến bộ Khoa Học và Công nghệ năm 2013 (01/01/1900)
Kết quả hoạt động Tư vấn – Dịch vụ kỹ thuật của Trung tâm Ứng Dụng tiến bộ Khoa Học và Công nghệ năm 2011-2012 (01/01/1900)

LEFT MENU
ZenTabs Demo | ZENVERSE

TIN TỔNG HỢP

Simple News Ticker
Tỉnh BR-VT: Tiếp và làm việc với Đoàn chuyên gia của Pháp về Khu Hải dương học
Chiều ngày 11/4, UBND tỉnh BR-VT đã tổ chức buổi tiếp và làm việc với Đoàn chuyên gia Hải dương học Pháp do ông Michel Morvan – Chủ tịch Viện biển Pháp Bretagne Occidentale l&agrav...
Kết quả lựa chọn nhà thầu
Kết quả lựa chọn nhà thầu
Kết quả điểm kiểm tra sát hạch viên chức của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ năm 2018
Kết quả điểm kiểm tra
Chung kết, trao giải cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh BR-VT năm 2017
Ngày 05/01, tại khách sạn Malibu (Tp. Vũng Tàu) đã diễn ra buổi chung kết, trao giải cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh BR-VT năm 2017. Tham dự chương trình chung kết, trao giải có ông Nguyễn T...
Lễ tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi Ý tưởng khoa học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ II năm 2016-2017
Sáng ngày 10/01/2018, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức “Lễ tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi Ý tưởng khoa học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ II năm 2016-2...
Về việc quy định vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học và công nghệ trực thuộc Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Quyết định

TIN ẢNH

Infinite Carousel Demo

LIÊN KẾT

© Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Địa chỉ: 202 Bạch Đằng, P.Phước Trung - Thành Phố Bà Rịa - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điện thoại: (025443)510573          FAX:(02543)510573
Người chịu trách nhiệm chính: Ông. Phạm Ngọc Vụ
.